CỔNG THÔNG TIN LÀNG THÔNG MINH

Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch

Tác giả -  |  Ngày 16/10/2022

Mối nguy Nguồn gốc Hình thức lây nhiễm Biện pháp kiểm soát
Mối nguy hóa học
Dư lượng thuốc BVTV, hóa chất xử lý sau thu hoạch (STH), hoá chất bảo quản, dầu mỡ,… – Sử dụng các loại hoá chất không được phép sử dụng trong xử lý STH. – Sản phẩm bị ô nhiễm hoá chất do tồn dư hóa chất sau xử lý STH, do tiếp xúc với các thùng chứa, dụng cụ, bao bì,… không đảm bảo vệ sinh. – Sử dụng các loại hóa chất bảo quản STH với đúng liều lượng và nồng độ cho phép.
– Sử dụng không đúng nồng độ, liều lượng các loại hoá chất. – Các dụng cụ thiết bị sử dụng để thu hoạch phải được vệ sinh, bảo quản nơi đúng nơi quy định.
– Sử dụng các thùng chứa, bao bì hóa chất, phân bón,… để chứa sản phẩm. – Các thùng chứa sản phẩm thu hoạch và bảo quản phải được đánh dấu để phân biệt.
– Dụng cụ chứa sản phẩm không đảm bảo vệ sinh hoặc dính dầu mỡ, hóa chất. – Thu hoạch phải đảm bảo thời gian cách ly với phân bón và thuốc BVTV.
– Không đảm bảo đúng thời gian cách ly.
Mối nguy sinh học  
-VSV gây bệnh như Shigella spp, Salmon ella spp; virus viêm gan A,…

– Vật ký sinh như giun, sán,…

Sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với đất, sàn nhà trong khi thu hoạch, xử lý STH, đóng gói và bảo quản.

Các thiết bị, dụng cụ, thùng chứa tiếp xúc với sản phẩm không đảm bảo vệ sinh.

Nguồn nước sử dụng để xử lý sản phẩm STH bị ô nhiễm VSV.

Vật nuôi hoặc động vật gây hại hoặc chất thải từ động vật tiếp xúc với sản phẩm hoặc dụng cụ, thùng chứa sản phẩm.

Người lao động không tuân thủ quy trình vệ sinh cá nhân, ví dụ như tiếp xúc với sản phẩm mà không rửa tay sau khi tiếp xúc với động vật.

Người lao động không đủ điều kiện sức khỏe, mắc các bệnh truyền nhiễm như viêm gan, tiêu chảy,…

Phương tiện vận chuyển sản phẩm không đảm bảo vệ sinh.

Sản phẩm bị nhiễm sinh học do tiếp xúc trực tiếp với các nguồn ô nhiễm. Trong quá trình thu hoạch không để sản phẩm tiếp xúc trực tiếp xuống mặt đất và nguồn nước để tránh bị nhiễm VSV.

Nguồn nước sử dụng để rửa sản phẩm phải đáp ứng yêu cầu quy định.

Nơi tập kết quả và đóng gói phải đặt cách xa chuồng trại, nơi ủ phân hữu cơ,…

Phải có nhà vệ sinh tự hoại cho công nhân hoặc người trực tiếp tham gia thu hoạch, đóng gói.

Mối nguy vật lý
Các vật lạ như đất, đá, mảnh thuỷ tinh, gỗ, kim loại, nhựa, đồ trang sức,… Dụng cụ thu hoạch, đóng gói, bảo quản, vận chuyển sản phẩm bị hư hại hoặc không đảm bảo vệ sinh.

Bóng đèn tại khu vực sơ chế, đóng gói, bảo quản không có chụp bảo vệ bị vỡ.

Người lao động để rơi đồ trang sức, kẹp tóc, găng tay,… lẫn vào sản phẩm hoặc thùng chứa sản phẩm.

Các vật lạ lẫn vào sản phẩm trong quá trình thu hoạch, xử lý STH, đóng gói, bảo quản, vận chuyển. Khu vực tập kết quả phải được che chắn kỹ.

Người tham gia trực tiếp thu hoạch, đóng gói phải được tập huấn, phải có bảo hộ lao động để tránh làm rơi vật dụng vào sản phẩm.

Sản phẩm khi vận chuyển phải được đóng gói và che đậy kỹ để tránh rơi các vật liệu như mảnh gỗ, kim loại vào sản phẩm trong quá trình vận chuyển.

Bảng 1. Phân tích và nhận dạng các mối nguy thu hoạch và xử lý sau thu hoạch

Một số quy định thu hoạch và xử lý sau thu hoạch sản xuất theo VietGAP:

  • Thu hoạch sản phẩm phải đảm bảo thời gian cách ly đối với thuốc BVTV
  • Phải có biện pháp kiểm soát, tránh sự xâm nhập của động vật vào khu vực sản xuất trong giai đoạn chuẩn bị thu hoạch và thời điểm thu hoạch, nhà sơ chế và bảo quản sản phẩm
  • Nơi bảo quản sản phẩm phải sạch sẽ, ít có nguy cơ gây ô nhiễm sản phẩm. Để tránh nguy cơ nhiễm chéo các sản phẩm vừa mới thu hoạch không được đặt gần các sản phẩm đã sơ chế và đóng gói. Sau khi đóng gói các sản phẩm cần được đánh dấu đầy đủ thông tin để đảm bảo yêu cầu truy xuất nguồn gốc sản phẩm khi có sự cố xảy ra
  • Có hướng dẫn nhân công về vệ sinh cá nhân, về quy trình thu hoạch quả. Không sử dụng trẻ em và phụ nữ mang thai thu hoạch quả
  • Khi thu hoạch không để sản phẩm tiếp xúc với nước sông (mương) và để trên mặt đất (phải trải bạt) sẽ làm quả bị bầm dập, nhiễm VSV trong đất, không chất quả thành đóng lớn, tránh tổn thương quả.

Thu hoạch quả:
Cần thu hoạch vào thời điểm sản phẩm có chất lượng tốt nhất. Quả xoài có thể thu hoạch ở thời điểm 80-85 ngày sau khi đậu quả đối với xoài Cát Hòa Lộc; 90 ngày đối với xoài Cát Chu và 100-105 ngày đối với xoài Đài Loan), giai đoạn có thể thu hoạch là khi quả đã phát triển một cách đầy đặn, da láng, vai đầy, hay quan sát màu sắc vỏ quả chuyển từ xanh đậm sang xanh nhạt, kiểm tra độ cứng của vỏ bao hạt, quan sát tuyến mật trên vỏ quả.

Khi thu hoạch nên cắt cuống dài khoảng 5-10 cm để tránh nhựa quả ứa ra, dính vào quả, cháy vỏ quả làm giảm giá trị thương phẩm, đồng thời giúp cho quả chống chịu bệnh thán. thư tốt hơn trong giai đoạn sau thu hoạch.

Phân loại quả:
Tùy theo yêu cầu của từng thị trường và từng cơ sở thu mua sẽ có cách phân loại quả xoài khác nhau, phổ biến là phân loại xoài theo khối lượng quả: Quả loại 1: >400 g/quả; Loại. 2: 300 – 400 g; Loạt dạt: Quả nhỏ, không đồng nhất, có vết sâu bệnh hại nhiều.

Bảo quản quả: Quả xoài có thể giữ được 7 – 14 ngày ở nhiệt độ thường và khoảng 3 tuần. trong điều kiện trữ lạnh (120C, ẩm độ 85 – 90%).

Vận chuyển: Phải vận chuyển sản phẩm trong điều kiện thích hợp theo yêu cầu của sản phẩm, không lẫn với các hàng hóa khác có nguy cơ ô nhiễm.

Hình 1. Không để vật nuôi vào vườn lúc thu hoạch

Hình 2. Thu hoạch quả để vào khay Hình 3. Đóng gói quả xoài

TIN LIÊN QUAN

Bình luận đã bị đóng.

Đăng ký nhận bản tin