1. Quản lí cỏ
- Nên giữ cỏ trong vườn giúp giữ ẩm cho đất trong mùa nắng, chóng xói mòn, rửa trôi dinh dưỡng vào mùa mưa, thiên địch có nơi trú ẩn;
- Nên chọn những loại cỏ không sinh trưởng và phát triển quá mạnh hoặc ưa ánh sáng trực tiếp vì sẽ cạnh tranh dinh dưỡng và nước với cây xoài;
- Không chọn những loại cỏ là cây ký chủ của sâu hại;
- Nên phát cỏ 1 lần/tháng để khống chế chiều cao của cỏ, tận dụng cỏ làm phân xanh bón lại trên vườn.
Hình 1. Quản lý cỏ trên vườn xoài |
2. Quản lí cỏ
Để tăng khả năng đậu quả, có thể sử dụng phân bón lá có chứa Bo, GA3 phun vào thời điểm trước khi hoa nở, 30% hoa nở và cây vừa đậu quả.
3. Hạn chế rụng quả non
Xoài thường rụng quả non ở giai đoạn 10 – 30 ngày sau khi đậu quả, rụng nhiều nhất vào thời điểm 10 ngày sau đậu quả.
Để khắc phục hiện tượng rụng quả non, vườn phải trồng cây chắn gió, tưới nước, bón phân đầy đủ, phòng trừ sâu bệnh và sau khi đậu quả 2 tuần phun phân bón lá có chứa NAA, GA3,…phun 2 lần, lần 2 cách lần 1 khoảng 7 – 10 ngày.
Hình 3. Quả xoài 20 ngày sau đậu quả |
Hình 4. Thời điểm bao quả xoài |
Hình 5. Bao quả xoài |
4. Tỉa quả và bao quả
- Tỉa quả: Khi quả kết thúc thời kỳ rụng sinh lý (30-35 ngày sau khi đậu quả) tiến hành tỉa bỏ quả bị dị dạng, bị sâu bệnh tấn công, quả ở đầu ngọn của chùm, tỉa bỏ gié không mang quả, cành lá xung quanh che khuất quả giúp quả đạt kích thước tối đa, đồng đều, giảm hiện tượng ra quả cách năm.
- Bao quả: Thời điểm bao tốt nhất là 35 – 40 ngày sau khi đậu quả. Sử dụng túi chuyên dụng có thắt nút, kích thước 25 x 30 cm. Tùy theo nhu cầu thị trường tiêu thụ sẽ chọn màu túi. Chọn những quả phát triển đều đặn để tiến hành bảo quả. Chú ý phòng trừ sâu bệnh trước khi bao quả. Cần tưới nước đầy đủ cho cây trong giai đoạn này.
5. Một số triệu chứng thiếu dinh dưỡng
- Thiếu đạm (N): Cây sinh trưởng kém, còi cọc, lá vàng, ít hoa và quả, năng suất thấp.
- Thiếu lân (P): Lá ban đầu xanh đậm, sau đó chuyển vàng và chuyển màu đỏ đồng (bắt đầu từ các lá già phía dưới trước và từ mép lá vào trong), rụng sớm. Cành sinh trưởng kém. Bộ rễ không phát triển
- Thiếu kali (K): Lá già có màu xanh đậm hơn bình thường, mép lá này bị cháy.
- Thiếu Canxi (Ca): Quả bị nứt, có thể chết chồi nếu bị thiếu nặng.
- Thiếu Magiê (Mg): Lá bị mất màu, phần thịt lá có những vết hoại tử màu vàng nâu, lá rụng sớm. Cây sinh trưởng kém.
- Thiếu Lưu huỳnh (S): Lá non có màu trắng.
- Thiếu Đồng (Cu): Lá non bị dợn sóng, cong queo. Cây mau già cỗi.
- Thiếu Boron (Bo): Chồi ngọn kém phát triển. Cây còi cọc, khó ra hoa. Hoa nhỏ, khô và dễ bị rụng. Quả nhỏ, méo mó, sần sùi, dễ rụng. Quả lớn chua, nhão thịt, dễ bị nứt.
- Thiếu Kẽm (Zn): Lá non bị cong uốn vào bên trong, có các vết hoại tử không đều nhau, lá nhỏ, phiến lá giòn. Chồi còi cọc, năng suất giảm.
- Thiếu Sắt (Fe): Lá non màu vàng nhạt, gân lá màu xanh.
- Thiếu Mangan (Mn): Lá non bị mất diệp lục tố. Cây phát triển kém, còi cọc.
Hình 6. Triệu chứng thiếu Lân |
Hình 7. Triệu chứng thiếu Canxi |
Hình 8. Triệu chứng thiếu Boron trên lá và quả |