Mối nguy | Nguồn gốc | Hình thức lây nhiễm | Biện pháp kiểm soát |
Mối nguy hóa học | |||
Dư lượng thuốc BVTV, hóa chất xử lý sau thu hoạch (STH), hoá chất bảo quản, dầu mỡ,… | – Sử dụng các loại hoá chất không được phép sử dụng trong xử lý STH. | – Sản phẩm bị ô nhiễm hoá chất do tồn dư hóa chất sau xử lý STH, do tiếp xúc với các thùng chứa, dụng cụ, bao bì,… không đảm bảo vệ sinh. | – Sử dụng các loại hóa chất bảo quản STH với đúng liều lượng và nồng độ cho phép. |
– Sử dụng không đúng nồng độ, liều lượng các loại hoá chất. | – Các dụng cụ thiết bị sử dụng để thu hoạch phải được vệ sinh, bảo quản nơi đúng nơi quy định. | ||
– Sử dụng các thùng chứa, bao bì hóa chất, phân bón,… để chứa sản phẩm. | – Các thùng chứa sản phẩm thu hoạch và bảo quản phải được đánh dấu để phân biệt. | ||
– Dụng cụ chứa sản phẩm không đảm bảo vệ sinh hoặc dính dầu mỡ, hóa chất. | – Thu hoạch phải đảm bảo thời gian cách ly với phân bón và thuốc BVTV. | ||
– Không đảm bảo đúng thời gian cách ly. | |||
Mối nguy sinh học | |||
-VSV gây bệnh như Shigella spp, Salmon ella spp; virus viêm gan A,…
– Vật ký sinh như giun, sán,… |
Sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với đất, sàn nhà trong khi thu hoạch, xử lý STH, đóng gói và bảo quản.
Các thiết bị, dụng cụ, thùng chứa tiếp xúc với sản phẩm không đảm bảo vệ sinh. Nguồn nước sử dụng để xử lý sản phẩm STH bị ô nhiễm VSV. Vật nuôi hoặc động vật gây hại hoặc chất thải từ động vật tiếp xúc với sản phẩm hoặc dụng cụ, thùng chứa sản phẩm. Người lao động không tuân thủ quy trình vệ sinh cá nhân, ví dụ như tiếp xúc với sản phẩm mà không rửa tay sau khi tiếp xúc với động vật. Người lao động không đủ điều kiện sức khỏe, mắc các bệnh truyền nhiễm như viêm gan, tiêu chảy,… Phương tiện vận chuyển sản phẩm không đảm bảo vệ sinh. |
Sản phẩm bị nhiễm sinh học do tiếp xúc trực tiếp với các nguồn ô nhiễm. | Trong quá trình thu hoạch không để sản phẩm tiếp xúc trực tiếp xuống mặt đất và nguồn nước để tránh bị nhiễm VSV.
Nguồn nước sử dụng để rửa sản phẩm phải đáp ứng yêu cầu quy định. Nơi tập kết quả và đóng gói phải đặt cách xa chuồng trại, nơi ủ phân hữu cơ,… Phải có nhà vệ sinh tự hoại cho công nhân hoặc người trực tiếp tham gia thu hoạch, đóng gói. |
Mối nguy vật lý | |||
Các vật lạ như đất, đá, mảnh thuỷ tinh, gỗ, kim loại, nhựa, đồ trang sức,… | Dụng cụ thu hoạch, đóng gói, bảo quản, vận chuyển sản phẩm bị hư hại hoặc không đảm bảo vệ sinh.
Bóng đèn tại khu vực sơ chế, đóng gói, bảo quản không có chụp bảo vệ bị vỡ. Người lao động để rơi đồ trang sức, kẹp tóc, găng tay,… lẫn vào sản phẩm hoặc thùng chứa sản phẩm. |
Các vật lạ lẫn vào sản phẩm trong quá trình thu hoạch, xử lý STH, đóng gói, bảo quản, vận chuyển. | Khu vực tập kết quả phải được che chắn kỹ.
Người tham gia trực tiếp thu hoạch, đóng gói phải được tập huấn, phải có bảo hộ lao động để tránh làm rơi vật dụng vào sản phẩm. Sản phẩm khi vận chuyển phải được đóng gói và che đậy kỹ để tránh rơi các vật liệu như mảnh gỗ, kim loại vào sản phẩm trong quá trình vận chuyển. |
Bảng 1. Phân tích và nhận dạng các mối nguy thu hoạch và xử lý sau thu hoạch |